Visa Đức

Visa Đức

Đức là quốc gia phát triển bậc nhất trong khối các nước châu Âu. Tuy nhiên, tỷ lệ đậu visa Đức đối với người Việt là không cao. Đặc biệt là với hồ sơ xin visa Đức theo diện du lịch đơn thuần. Tìm hiểu ngay những khó khăn khi tự xin visa Đức và ích lợi khi bạn sử dụng dịch vụ làm visa đi Đức trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tóm tắt bài viết

Khó khăn khi tự xin visa Đức

  • Đức không cấp visa du lịch cho du khách người Việt.
  • Nếu lần đầu xin visa đi Đức bị từ chối. Bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong lần xin thứ 2.
  • Thời gian xin visa đi Đức có thể mất nhiều hơn thời gian dự tính là 15 ngày.
  • Phỏng vấn là điều bắt buộc khi bạn muốn xin visa Đức. Khá nhiều người đã trượt visa sau khi đi phỏng vấn.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ làm visa đi Đức

  • Khi sử dụng dịch vụ làm visa đi Đức bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ bên dịch vụ yêu cầu. Bạn không cần mất thời gian chuẩn bị hồ sơ, công chứng, dịch thuật,…
  • Bạn được hướng dẫn hoàn thành các thủ tục xin visa đi Đức từ A đến Z.
  • Được hướng dẫn cách phỏng vấn xin visa đi Đức.
  • Cơ hội đậu visa Đức cao hơn khi chọn dịch vụ làm visa đi Đức.
  • Bạn cần chuẩn bị thư mời đi Đức như thủ tục yêu cầu. Tuy nhiên, bạn không có người thân bên Đức đề viết thư mời bạn. Dịch vụ làm visa đi Đức sẽ giải quyết vấn đề này cho bạn.

Lưu ý khi xin visa Đức

  • Người xin visa đi Đức phải là người cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
  • Mọi lời khai, giấy tờ bạn nộp phải đúng sự thật và khớp với nhau. Đặc biệt là chữ ký.
  • Nên nộp hồ sơ xin visa Đức trước ngày bay ít nhất 3 tháng so với ngày dự định. Bởi thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa đi Đức là 15 ngày. Tuy nhiên, vào thời gian cao điểm bạn có thể mất thời gian lên đến 1 tháng chờ đợi.
  • Hình ảnh, dấu vân tay được nộp trong hồ sơ xin visa đi Đức cần được lấy ở thời điểm nộp hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ của bạn bị thiếu giấy tờ, bạn sẽ bị trượt xin visa Đức. Việc chuẩn bị đúng và đủ giấy tờ hồ sơ xin visa đi Đức không có nghĩa bạn đã đậu visa. Điều này chỉ làm tăng cơ hội đậu visa của bạn.
  • Hồ sơ xin visa đi Đức cần có bản tiếng Việt và bản dịch tiếng Đức hoặc tiếng Anh hợp lên.
  • Giấy tờ bạn hồm cần có cả bản chính và bản sao có công chứng. Bản chính sẽ được trả lại cho người xin visa khi đi nộp hồ sơ nên không cần lo lắng.
  • Loại visa khác nhau yêu cầu một số giấy tờ khác nhau. Bạn cần xác định loại visa đi Đức mình cần và chuẩn bị giấy tờ phù hợp nó.
  • Phí xin visa Đức cần được nộp ngay khi nộp hồ sơ và Đại Sứ Quán sẽ không trả lại bạn nếu bạn trượt visa.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi khi xin visa đi Đức cần có sự đồng ý của bố mẹ.
  • Người già trên 70 tuổi cần có giấy khám sức khỏe tại các bệnh viện quốc tế.
  • Đại Sứ Quán Đức làm việc và nghỉ ngơi theo lịch của Đức. Những ngày nghỉ lễ của Việt Nam như 30/4, 2/9, 10/3,… nếu không trùng với ngày nghỉ lễ của Đức hay cuối tuần thì Đại Sứ Quán vẫn làm việc bình thường.

Quy trình làm việc của Chuyên gia xuất nhập cảnh

  • Sau khi hiểu về nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn loại visa Đức phù hợp và hướng dẫn bạn chuẩn bị những giấy tờ cần thiết.
  • Ký hợp đồng dịch vụ làm visa đi Đức với khách hàng.
  • Tiếp nhận giấy tờ đã yêu cầu khách hàng và tiến hành làm hồ sơ xin visa Đức.
  • Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ xin visa đi Đức với Đại Sứ Quán.
  • Nộp hồ sơ xin visa của khách hàng cho Đại Sứ Quán Đức.
  • Theo dõi và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình xét duyệt hồ sơ (bổ sung giấy tờ, hướng dẫn khách hàng đi phỏng vấn xin visa,…)
  • Tiếp nhận kết quả xin visa và thông báo cho khách hàng. Nếu đậu visa thì nhận từ Đại Sứ Quán và trao tận tay khách hàng.

Câu hỏi thường gặp khi làm visa đi Đức

1. Điều kiện xin visa Đức

Để xét duyệt hồ sơ xin visa đi Đức người ta dựa vào lịch trình bạn khai báo tại Đức có chính xác, điều kiện kinh tế của bạn có đủ khả năng chi trả cho thời gian tại Đức, bạn là người tuân thủ luật pháp, có công việc ổn định và mức lương tốt tại Việt Nam, bạn sẽ về Việt Nam đúng thời gian dự kiến. 

 

2. Làm thế nào để xin được visa du lịch Đức

Đại Sứ Quán Đức chỉ cấp visa đi Đức theo diện đi du lịch đơn thuần cho người Việt khi bạn thông qua công ty du lịch có thư mời của một công ty du lịch bên Đức. Bạn có thể lựa chọn visa Đức diện du lịch thăm thân nhân tại Đức để có cơ hội đậu visa cao hơn.

3. Sau khi nhận visa Đức cần lưu ý gì?

Sau khi nhận visa, bạn cần kiểm tra thông tin trên visa có đúng không. Họ và tên, thông tin số hộ chiếu và thời gian lưu trú,… Nếu thông tin có sai sót cần khiếu nại với Đại Sứ Quán để được giải quyết sớm tránh lỡ chuyến bay theo lịch trình của bạn. Nếu thông tin sai không được sửa đổi, bạn không thể nhập cảnh vào Đức.

Trên đây là những chia sẻ về dịch vụ xin visa Đức, nếu bạn có vấn đề thắc mắc về những thủ tục xin visa hoặc cần người hỗ trợ làm điều này. Hãy liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn.

Hồ sơ xin visa Đức

Hồ sơ về cá nhân
  • Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng
  • Đơn xin visa Đức: khai online đầy đủ, in ra và ký tên
  • 2 ảnh thẻ hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu 
  • Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của các con,
  • Photo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ/chồng và các con (nếu đã có gia đình);
Hồ sơ về công việc

Trường hợp nhân viên:

  • Hợp đồng lao động / Quyết định tuyển dụng / bổ nhiệm / Quyết định tăng lương;
  • Xác nhận bảng lương 3 tháng gần nhất;

Trường hợp chủ doanh nghiệp:

  • Giấy đăng ký kinh doanh của công ty;
  • Xác nhận nộp thuế của công ty;
  • Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty trong 3 tháng gần đây;
Chứng minh thu nhập cá nhân

Khách hàng cần có những giấy tờ sau: 

  • Tuyên bố đảm nhận chi phí của bên cử đi, hoặc
  • Tuyến bố đảm nhận chi phí của bên mời, hoặc
  • Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất; hoặc
  • Những giấy tờ khác nếu có (xác nhận chuyển tiền, thẻ tín dụng, thu nhập thường xuyên từ tài sản)
  • Quyết định cử đi công tác của công ty
  • Thư mời công tác của công ty đối tác bên Đức
  • Chứng minh quan hệ công việc (ví dụ hợp đồng kinh tế)
Hồ sơ của cá nhân
  • Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng 
  • Hộ chiếu có giá trị và đã hết hạn 
  • Đơn xin visa Đức (khai online đầy đủ, in ra và ký tên)
  • 2 ảnh hộ chiếu 
  • Sổ hộ khẩu
  • Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của các con
  • Photo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ/chồng và các con (nếu đã có gia đình)
Hồ sơ công việc

Nếu là cán bộ, nhân viên

  • Hợp đồng lao động / Quyết định tuyển dụng / bổ nhiệm / Quyết định tăng lương
  • Đơn xin nghỉ phép
  • Xác nhận bảng lương 3 tháng gần nhất

Nếu là chủ doanh nghiệp

  • Giấy đăng ký kinh doanh của công ty
  • Xác nhận nộp thuế của công ty
  • Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty trong 3 tháng gần nhất

Nếu là người đã nghỉ hưu

  • Sổ hưu

Nếu là học sinh, sinh viên:

  • Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của nhà trường;
Chứng minh thu nhập
  • Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần đây
  • Những giấy tờ khác nếu có (xác nhận chuyển tiền, thẻ tín dụng, thu nhập thường xuyên từ tài sản)
Giấy tờ về chuyến đi
  • Chứng minh quan hệ họ hàng hoặc
  • Tuyên bố bằng văn bản của người mời, nếu không có quan hệ họ hàng; và
  • Photo hộ chiếu của người bên Đức định sang thăm
  • Photo giấy phép lưu trú hiện tại ở Đức của người mời (nếu người mời không mang quốc tịch Đức)
  • Xác nhận đặt chỗ ở hoặc Giấy mời có ghi rõ địa chỉ lưu trú của người mời;
  • Xác nhận đặt vé máy bay
  • Bảo hiểm chuyến đi
Contact Me on Zalo