Visa Ấn Độ

Visa ấn độ

Xin visa ấn độ dễ hay khó? Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về thủ tục, khó khăn và những lưu ý khi làm visa đi Ấn Độ giúp gia tăng tỉ lệ đậu visa. Bài viết về dịch vụ xin visa Ấn Độ Chuyên gia xuất nhập cảnh sẽ giúp mọi người bắt đầu hành trình một cách nhanh chóng.

Tóm tắt bài viết

Khó khăn khi tự xin visa ấn độ cho người việt nam

Visa Ấn Độ sẽ có hiệu lực ngay khi bạn được cấp. Điều này khiến cho bạn không thể xin visa Ấn Độ trước quá lâu so với thời gian dự kiến bay. Tuy nhiên, bạn không thể đảm bảo mình có thể đậu visa ngay lần xin đầu tiên. Cả kế hoạch của bạn có thể phải hủy bỏ vì bạn không nhận được visa.

Xin visa ấn độ cần những gì không phải ai cũng nắm được đầy đủ những thay đổi chính sách cấp thị thực từ Đại sứ Quán.

Visa đi Ấn Độ du lịch không thể gia hạn gây bất tiện vì mỗi lần visa đi Ấn Độ hết hạn mà bạn còn muốn qua Ấn du lịch bạn phải xin visa lại từ đầu.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ làm visa đi Ấn Độ

  • Tiết kiệm thời gian phải tìm hiểu về thủ tục và chuẩn bị hồ sơ.
  • Bạn được chỉ dẫn làm giấy tờ hồ sơ cần thiết.
  • Hồ sơ xin visa của bạn sẽ được bên dịch vụ hướng dẫn xin visa ấn độ và kiểm duyệt lại một lần trước khi nộp.
  • Bạn được giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hồ sơ xin visa được xét duyệt nhanh chóng.
  • Tránh những sai lầm không đáng có khi xin visa gây lỡ kế hoạch đi Ấn Độ đã đặt ra.

Lưu ý khi xin visa Ấn Độ

  • Visa Ấn Độ sẽ có hiệu lực tính từ ngày bạn được cấp visa thay vì ngày nhập cảnh như những loại visa khác. Vậy nên bạn cần sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để không bị lỡ lịch trình đã đặt ra.
  • Đơn xin visa hợp lệ cần được trình bày rõ ràng bằng chữ in hoa đậm. Những đơn không hợp lệ sẽ bị trả lại hồ sơ.
  • Mỗi lần nhập cảnh Ấn Độ của bạn phải cách 2 tháng dù visa du lịch Ấn Độ của bạn vẫn còn hạn.
  • Visa du lịch Ấn độ không được gia hạn. Mỗi lần visa hết bạn bạn cần tiến hành xin mới visa một lần nữa.
  • Trong trường hợp du học, công tác trên 6 tháng. Sau khi nhập cảnh, bạn cần đăng ký tạm trú tại nơi sinh sống trong vòng 14 ngày nếu không sẽ bị trục xuất về nước.
  • Hồ sơ xin visa đi Ấn Độ sẽ được Đại Sứ Quán xét duyệt tối đa 10 ngày.
  • Những trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú tại Đà Nẵng trở ra miền Bắc, bạn cần nộp hồ sơ xin visa Ấn Độ tại Đại Sứ Quán của Ấn Độ tại Hà Nội. Những trường hợp còn lại thì tiến hành nộp hồ sơ xin visa tại Tổng lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Nếu bạn xin visa đi Ấn Độ online, bạn chỉ được phép nhập cảnh tại 28 sân bay cùng 5 cảng biển trong quy định của phía chính phủ Ấn Độ. Ngoài những địa điểm này, e-visa của bạn không có hiệu lực.

Quy trình làm việc của Chuyên gia xuất nhập cảnh

  • Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, Chuyên gia nhập cảnh sẽ tiến hành hướng dẫn khách hàng làm và nộp những giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ.
  • Thực hiện những thủ tục cần thiết để xin visa đi Ấn Độ.
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ xin visa Ấn Độ và kịp thời báo cho khách hàng và hướng dẫn thậm chí hỗ trợ giải quyết nếu được.
  • Sau khi có kết quả, Chuyên gia xuất nhập khẩu sẽ thông báo cho khách hàng biết.

Câu hỏi thường gặp khi làm visa Ấn Độ

1. Tự xin visa Ấn Độ có khó không?

Đối với những trường hợp tự xin visa đi Ấn Độ, bạn cần phải hiểu rõ quy định về các thủ tục xin visa và chắc chắn hồ sơ xin visa của bạn đã đúng và đủ theo yêu cầu. Đảm bảo những yếu tố này là đủ để bạn có cơ hội sở hữu visa đi Ấn Độ.

Hầu hết những người tự xin visa Ấn Độ bị trượt do giấy tờ không khớp hoặc bị thiếu giấy tờ. vậy nên để không mất thời gian vào việc xin visa này bạn có thể lựa chọn dịch vụ xin visa uy tín.

2. Không có công việc ổn định có xin được visa đi Ấn Độ?

Đại Sứ Quán Ấn Độ không yêu cầu công dân Việt Nam phải khai báo chứng minh tài chính công việc. Vậy nên việc bạn không có công việc ổn định không ảnh hưởng tới việc xét hồ sơ xin visa đi Ấn Độ.

3. Hồ sơ xin visa đi Ấn Độ nộp ở đâu?

Để nộp hồ sơ xin visa đi Ấn Độ, bạn phải đến các Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự Quán của Ấn Độ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để nộp. Có quy định rõ ràng về việc công dân ở khu vực nào phải nộp hồ sơ xin visa ở Đâu.

  • Công dân có hộ khẩu thường trú từ Huế trở ra miền Bắc sẽ phải nộp hồ sơ xin visa tại Đại Sứ Quán của Ấn Độ tại địa chỉ 58 – 60 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
  • Với những công dân có hộ khẩu thường trú từ Đà nẵng vào miền Nam cần nộp hồ sơ xin visa Ấn Độ tại Tổng lãnh sự quán của Ấn Độ tại địa chỉ 55 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Chú ý: Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán của Ấn Độ chỉ tiếp nhận hồ sơ xin visa vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6.

Trên đây là những chia sẻ về dịch vụ xin visa Ấn Độ, Chuyên gia xuất nhập khẩu hi vọng những chia sẻ này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về thủ tục xin visa đi Ấn cũng như giải đáp những vấn đề bạn còn đang thắc mắc. Nếu bạn còn đang gặp khó khăn trong xin visa đi Ấn Độ, liên hệ chúng tôi ngay để được tư vấn.

Hồ sơ xin visa Ấn độ

Hồ sơ cá nhân

Hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất 6 tháng 

02 ảnh 5*5cm 

Tờ khai xin visa Ấn Độ

Chứng minh thư hoặc Thẻ căn cước

Thư mời từ phía đối tác Ấn Độ

Quyết định cử đi công tác (đối với nhận viên)

Danh thiếp

Chứng minh công việc

Trường hợp Chủ doanh nghiệp:

– Giấy đăng ký kinh doanh,

– báo cáo thuế 3 tháng gần nhất

Trường hợp Nhân viên:

– Hợp đồng lao động còn hiệu lực

– Đơn xin nghỉ phép,

– Xác nhận bảng lương 3 tháng gần nhất

Trường hợp học sinh – sinh viên:

– Giấy xác nhận học sinh – sinh viên,

– Đơn xin nghỉ phép (nếu có)

Chứng minh thu nhập

– Sổ tiết kiệm có tối thiểu 100 triệu

– Xác nhận số dư ngân hàng

– Bảng sao kê tài khoản ngân hàng của cá nhân 3 tháng gần nhất

– Chứng nhận sở hữu nhà đất (nếu có)

Hồ sơ thân nhân

– Hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất 6 tháng

– 02 ảnh 5*5cm 

– Tờ khai xin visa Ấn Độ

– Chứng minh thư hoặc Thẻ căn cước

– Thư mời từ phía đối tác Ấn Độ

– Quyết định cử đi công tác (đối với nhận viên)

– Danh thiếp

Contact Me on Zalo